Giản Hạ Thủy là một nguồn nước sạch, tinh khiết và cực kỳ quan trọng trong cuộc sống. Vậy Mệnh Giản Hạ Thủy là gì? Sinh năm nào? Hợp màu gì? Hợp mệnh nào? Tính cách, sự nghiệp, tình duyên của họ ra sao? Hãy cùng Phong Thủy BTA tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Giản Hạ Thủy là gì?
Theo phong thủy ngũ hành, Giản Hạ Thủy là một trong 6 nạp âm của ngũ hành Thủy, nghĩa là mạch nước ngầm chảy sâu dưới lòng đất. Giải nghĩa theo hán tự ta có:
- “Giản” là đơn giản, thu gọn, là nhỏ.
- “Hạ” là ở dưới, phía dưới
- “Thủy” là nước, dòng nước.
Giản Hạ Thủy mặc dù không nhìn thấy được nhưng lại đóng một vai trò quan trọng. Nước sẽ chảy từ những mạch nước ngầm nhỏ này ra khe suối nhỏ, trước khi đi đến sông và biển lớn.
Mệnh Giản Hạ Thủy sinh năm nào?
Theo tử vi, người mang mệnh Giản Hạ Thủy sinh vào các năm Bính Tý (1936, 1996, 2056) và Đinh Sửu (1937, 1997, 2057). Cụ thể như sau:
- Tuổi Bính Tý (Giản Hạ Thủy 1996): Có Thiên Can Bính thuộc hành Hỏa tương khắc với Địa Chi Tý thuộc hành Thủy (Thủy khắc Hỏa). Bởi vậy, cuộc sống của họ thường gặp nhiều gian khổ, sóng gió trước khi gặp được thành công.
- Tuổi Đinh Sửu (Giản Hạ Thủy 1997): Có Thiên Can Đinh thuộc hành Hỏa tương sinh với Địa Chi Sửu thuộc Thổ (Hỏa sinh Thổ). Họ thường có nhiều phúc đức, căn cơ, nền tảng, số mệnh của họ lớn hơn người thường. Cuộc sống của họ thường gặp nhiều may mắn hơn tuổi Bính Tý.
Tham khảo thêm:
Tính cách và vận mệnh của Giản Hạ Thủy
Tính cách
Người mệnh Giản Hạ Thủy có tính cách đa chiều, có những ưu điểm cũng có nhiều nhược điểm. Cụ thể như sau:
Ưu điểm:
- Người mệnh Giản Hạ Thủy có tính cách phức tạp, sự mâu thuẫn giữa nhiệt tình và trầm lắng, hăng say và điềm tĩnh. Họ thích sở hữu bí mật, ít bộc lộ nội tâm và kiềm chế cảm xúc. Sự nhẹ nhàng, sâu lắng của họ thường tương đồng với vị quân sư Lý Quỳ trong Thủy Hử.
- Giản Hạ Thủy thông minh giống như những người mệnh Thủy khác. Họ mạnh về trí tuệ, học hành giỏi giang, sáng tạo, có nhiều ý tưởng mới lạ. Khả năng ứng biến của họ khiến người khác phải khâm phục.
- Do tính thông minh, hiểu biết nhiều nên họ đa nghi và do dự, nhưng cũng khó bị lừa gạt. Sự trầm tính, sâu lắng của họ cũng tạo nên sự uyển chuyển, linh hoạt trong tác phong.
Nhược điểm:
- Hạn chế của họ là tính hướng nội, không thích thể hiện. Họ cần phải nhiệt tình, sôi động hơn để thuận lợi trong học hành và sự nghiệp.
- Những người mệnh Giản Hạ Thủy, đặc biệt là sinh năm Bính Tý thường có thói quen phóng túng, lãng phí và ưa thích ăn chơi. Nên họ cần hạn chế bản thân để tránh sa ngã, lãng phí tiền bạc, sức khỏe vô ích.
Sự nghiệp
Với trí tuệ sáng suốt và khả năng hùng biện, người mệnh Giản Hạ Thủy thường xuất sắc trong các lĩnh vực như: ngoại giao, tư vấn, luật sư, giáo viên… Sự mềm mỏng và uyển chuyển giúp họ hiểu rõ vấn đề, tương tác tốt với người khác.
Môi trường nghiên cứu cũng là lựa chọn lý tưởng để người Giản Hạ Thủy phát triển và đạt được thành công trong sự nghiệp. Các công việc liên quan đến: giặt là, vệ sinh, rửa xe, nông nghiệp,… Cũng là lựa chọn tốt cho họ vì tính chăm chỉ, kiên trì.
Tuổi Đinh Sửu thường thành công lớn và có thể tích lũy được nhiều tài sản, đạt được sự giàu có. Trái lại, tuổi Bính Tý thường gặp nhiều gian truân, vất vả. Và do tính chất lãng phí của họ, việc tích lũy tài sản có thể khó khăn hơn, thường phải đợi đến tuổi già mới có thể tích lũy được tài sản đáng kể.
Tình duyên
Những người mệnh Giản Hạ Thủy, đặc biệt là tuổi Bính Tý, thường đào hoa và trải qua nhiều mối quan hệ phức tạp. Sự thu hút, sức quyến rũ khiến họ dễ dàng nhận được sự chú ý từ người khác. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến nhiều mối quan hệ đa đoan, phức tạp.
Người Giản Hạ Thủy thường thích giữ bí mật, thích sự sâu lắng, nhẹ nhàng trong tình yêu. Họ có thể có những mối tình thầm lặng và đơn phương. Bởi tính cách dè dặt và cẩn trọng của họ. Trong các mối quan hệ, họ thường thiếu sự dứt khoát, rụt rè trong việc bày tỏ tình cảm.
Giản Hạ Thủy thường yêu sớm, thường cảm thấy rung động từ lứa tuổi học trò. Tuy nhiên, đối với tuổi Bính Tý, họ cần phải cẩn trọng tránh xa các cám dỗ của tửu sắc. Vì điều này có thể ảnh hưởng đến công danh và sức khỏe của họ.
Giản Hạ Thủy hợp màu gì?
Theo ngũ hành, người mệnh Giản Hạ Thủy hợp với màu tương sinh mệnh Kim: Trắng, Xám, Ghi, Ánh Kim,… (Kim sinh Thủy). Tương hợp với các màu sắc thuộc hành Thủy: Đen, xanh dương, xanh nước biển, xanh lam,…
Họ cũng có thể sử dụng các màu sắc thuộc hành Mộc: Xanh lá cây, xanh rêu, xanh lục,… (Vì Thủy sinh Mộc).
Người mệnh Giản Hạ Thủy nên TRÁNH sử dụng màu sắc tương khắc thuộc hành Thổ: Vàng đất, nâu đất,… (Thổ khắc Thủy). Ngoài ra, những màu sắc thuộc hành Hỏa: Đỏ, Cam, Hồng, Tím,… là trung tính. Sử dụng không gây hại cũng không mang lại lợi ích cho người mệnh Giản Hạ Thủy.
Giản Hạ Thủy hợp mệnh gì?
Với người mệnh Thủy
- Giản Hạ Thủy và Giản Hạ Thủy: Khi kết hợp, sự phối hợp giữa hai nguyên tố này sẽ tăng cường nguồn nước dưới lòng đất, tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu có.
- Tuyền Trung Thủy: Sự kết hợp giữa hai yếu tố này tạo nên một đại dương lớn hơn, mạnh mẽ hơn, thể hiện sự thành công thông qua sự hỗ trợ, chia sẻ.
- Trường Lưu Thủy: Nước từ dòng sông trải dài sẽ thấm vào lòng đất, tăng cường nguồn nước ngầm, tạo điều kiện cho sự phát triển thịnh vượng.
- Thiên Hà Thủy: Sự hòa quyện giữa hai yếu tố này sẽ mở ra con đường may mắn, thành công về mặt tài chính.
- Đại Khê Thủy: Với cùng một yếu tố nước, sự kết hợp giữa hai nguyên tố này sẽ tạo ra một tài nguyên phong phú, đồng thời giúp đỡ và bổ sung cho nhau.
- Đại Hải Thủy: Mặc dù không tương đồng, sự hòa hợp giữa chúng ít được thể hiện. Tuy nhiên vẫn tạo ra một không gian yên bình, cân đối.
Với người mệnh Kim
- Giản Hạ Thủy và Kiếm Phong Kim: Khi kết hợp, tất cả mọi thứ trở nên tốt đẹp và rực rỡ hơn, tạo ra sản phẩm sáng loáng.
- Giản Hạ Thủy và Bạch Lạp Kim: Trong trường hợp này, sự tương khắc giữa hai yếu tố này là ngoại lệ, vì nước ngầm gây trở ngại cho quá trình luyện kim, dẫn đến chất lượng sản phẩm kém.
- Hải Trung Kim: Mặc dù không tương tác trực tiếp, sự kết hợp này mang lại một ít lợi ích nhỏ từ cát.
- Sa Trung Kim: Nước giúp rửa trôi các tạp chất có trong kim loại, làm cho sản phẩm trở nên sạch sẽ hơn.
- Kim Bạch Kim: Sự kết hợp này giúp làm sạch và làm cho kim loại trở nên sáng bóng, tăng thêm giá trị của sản phẩm.
- Thoa Xuyến Kim: Nước giúp làm sáng bóng và lấp lánh các đồ trang sức, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn.
Với người mệnh Mộc
- Giản Hạ Thủy và Dương Liễu Mộc: Nước giúp nuôi dưỡng cây liễu, giúp chúng sinh trưởng mạnh mẽ hơn.
- Giản Hạ Thủy và Bình Địa Mộc: Cây cối ở đồng bằng cần nguồn nước ngầm để phát triển mạnh mẽ. Sự kết hợp này mở ra một thời kỳ bội thu trong sản xuất, mang lại sự giàu có và niềm vui tràn đầy.
- Đại Lâm Mộc: Hai yếu tố này rất hợp nhau, vì gỗ lớn trong rừng được nuôi dưỡng bởi nước ngầm sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.
- Tùng Bách Mộc: Sự kết hợp này giúp cây tùng và bách phát triển cao lớn, vươn thẳng hơn dưới sự nuôi dưỡng của nước.
- Tang Đỗ Mộc: Nước giúp cây dâu phát triển mạnh mẽ, cho quả tươi ngon và ngọt ngào.
- Thạch Lựu Mộc: Kết hợp này giúp cây lựu cho ra quả ngọt ngào và thơm ngon hơn.
Với người mệnh Hỏa
- Giản Hạ Thủy và Sơn Đầu Hỏa: Sự tương khắc giữa nước và lửa thường dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Tuy nhiên, mâu thuẫn không quá lớn, bởi nước ngầm khó ảnh hưởng đến lửa trên núi.
- Thiên Thượng Hỏa: Lửa trời làm khô hạn và cạn kiệt mạch nước, tạo ra sự không cân bằng.
- Phúc Đăng Hỏa: Sự kết hợp giữa ngọn đèn và nước thường dẫn đến tắt lịm.
- Sơn Hạ Hỏa: Nước có thể dập tắt ngọn lửa dưới chân núi, gây ra sự tắt tịt.
- Lư Trung Hỏa: Lửa trong lò thường bị nước dập tắt, tạo ra sự không hợp nhau và mất cân đối.
- Tích Lịch Hỏa: Lửa sấm sét thường đi kèm với mưa. Khi mưa mạch nước ngầm cũng sẽ được tăng lên giá trị đáng kể.
Với người mệnh Thổ
- Giản Hạ Thủy và Lộ Bàng Thổ: không hợp. Khi nước gặp đất, sẽ mất đi sự trong suốt.
- Giản Hạ Thủy và Thành Đầu Thổ: không hợp. Khi nước gặp đất, không còn sạch sẽ như trước.
- Giản Hạ Thủy và Bích Thượng Thổ: Không hợp. Nước ngầm ảnh hưởng đến tường nhà.
- Ốc Thượng Thổ: Tính ngũ hành tạo ra sự khắc nhẹ.
- Đại Trạch Thổ: Nước ngầm bị ảnh hưởng khi gặp đất đầm lầy.
- Sa Trung Thổ: Nước ngầm gặp đất pha cát cũng sẽ có ảnh hưởng xấu.
Mệnh Giản Hạ Thủy mang những đặc trưng cơ bản của hành Thủy, nhưng cũng có những nét riêng biệt của nạp âm. Hy vọng qua bày viết này, bạn đã có được những thông tin cần thiết mà bạn tìm kiếm. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hay nhé!