Trang chủ Phong Thủy Ngũ Hành Thế nào là ngũ hành tương vũ, tương thừa? (Phản sinh và...

Thế nào là ngũ hành tương vũ, tương thừa? (Phản sinh và phản khắc)

43
0

Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc với ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Nó đi kèm với những quy luật phổ biến là tương sinh tương khắc. Thế nhưng ít ai biết đến ngũ hành tương vũ và tương thừa. Hãy cùng Phong Thủy BTA tìm hiểu chi tiết về 2 quy luật ngũ hành này ngay dưới đây:

Sơ lược về ngũ hành

Theo thuyết phong thủy, ngũ hành được tạo thành từ 5 yếu tố chính là: Kim (kim loại) – Mộc (Cây cối) – Thủy (nước) – Hỏa (Lửa) – Thổ (Đất). Chúng tương tác với nhau, vận động, chuyển hóa các chất trong tự nhiên tạo nên vũ trụ bao la rộng lớn.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

Ngũ hành tương vũ (Phản sinh)

Ngũ hành tương vũ (hay phản sinh) là trong quá trình tương sinh của ngũ hành, sự sinh sản diễn ra quá mức gây ra hậu quả tiêu cực. Đây là một cơ chế tự điều chỉnh trong ngũ hành để ngăn chặn sự thịnh vượng không có kiểm soát. Đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên.

Cụ thể là:

  • Thổ sinh Kim tức kim loại hình thành trong đất. Nhưng đất quá nhiều khiến cho Kim loại bị vùi lấp, khó có thể tìm thấy.
  • Hỏa sinh Thổ tức lửa cháy mọi thứ thành tro làm cho đất càng màu mỡ. Tuy nhiên, lửa quá lớn lại có thể làm cho đất bị khô cằn, thiếu sức sống.
  • Mộc sinh Hỏa tức cây cỏ là nguồn nhiên liệu cho ngọn lửa. Tuy nhiên, khi có quá nhiều cây cỏ đám cháy có thể gây nên những thảm họa không đáng có. Ví dụ như: Cháy rừng, cháy nhà,…
  • Thủy sinh Mộc tức nước giúp nuôi dưỡng cây phát triển. Nhưng khi có quá nhiều nước cây có thể bị chết vì ngập úng. Hoặc khi lũ lớn, cây có thể bị cuốn trôi.
  • Kim sinh Thủy nhưng khi có quá nhiều Kim, Thủy có thể bị đục. Ví dụ: Nước nhiễm kim loại sẽ không an toàn để sử dụng.
Ngũ hành tương vũ
Một cách giải thích khác về ngũ hành tương vũ (Phản sinh)

Tóm lại, trong ngũ hành tương sinh, sự sinh chỉ nên ở mức độ vừa phải. Nếu sự sinh quá lớn có thể gây phản sinh, tạo nên nhiều mối hại không đáng có. Đây là một biểu hiện của sự tự điều chỉnh của ngũ hành, giúp duy trì sự cân bằng và ổn định của tự nhiên.

Ngũ hành tương thừa (Phản khắc)

Ngũ hành tương thừa (hay phản khắc) là trong quá trình tương khắc, nếu yếu tố bị khắc chế quá mạnh, có thể gây hại cho chính yếu tố gây ra sự khắc chế đó. Đây cũng là một sự tự điều chỉnh trong tự nhiên nhằm duy trì sự cân bằng.

Ví dụ:

  • Kim khắc Mộc tức kim loại có thể làm đứt cây gỗ. Nhưng khi Mộc quá cứng, nó có thể làm cho Kim bị gãy.
  • Mộc khắc Thổ tức cây cối làm cho đất bị bạc màu. Nhưng khi đất có nhiều nhưng bạc màu rồi, thì cây có thể sẽ không sinh trưởng, khó phát triển. 
  • Thổ khắc Thủy tức đất ngăn cản dòng chảy của nước. Nhưng khi quá nhiều nước (lũ lụt) thì đất có thể bị sạt lở, bào mòn.
  • Thủy khắc Hỏa tức nước có thể dập tắt lửa. Nhưng khi lửa quá lớn, nước có thể bị cạn kiệt. Do nước sẽ bị bốc hơi nhanh hơn khi lửa lớn.
  • Hỏa khắc Kim tức lửa có thể làm cho kim loại bị nóng chảy. Nhưng khi có quá nhiều kim loại sẽ làm giảm hiệu suất của ngọn lửa.
Ngũ hành tương thừa
Giải thích về ngũ hành tương thừa (Phản khắc)

Ngũ hành tương vũ và tương thừa cho chúng ta thấy được một sự thật trong phong thủy. Không phải cứ sinh là tốt, không phải cứ khắc là có thể át chế được. Mọi thứ trong vũ trụ phong thủy đều sẽ giữ được trạng thái cân bằng.

Tham khảo thêm: Ứng dụng của ngũ hành trong đời sống

4.7/5 - (8 bình chọn)
Advertisement