Thứ hai, Tháng mười hai 9, 2024
Advertisement

Phong Thủy Ngũ Hành

Trang chủ Phong Thủy Ngũ Hành

Ngũ hành trong phong thủy được sử dụng một cách rộng rãi để tăng dương khí và điều chỉnh âm khí. Nó cũng có mối liên hệ tới rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Vậy bạn đã hiểu rõ Ngũ Hành là gì? Ngũ hành tương sinh tương khắc là gì? Hãy cùng Phong Thủy BTA tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Ngũ hành là gì?

Ngũ hành (tiếng Trung: 五行; bính âm: wǔxíng) là một khái niệm triết học cổ Trung Hoa gồm năm nguyên tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo đó, các yếu tố này tạo nên thế giới khách quan và được sử dụng để giải thích một loạt các hiện tượng trong cuộc sống. Bao gồm cả sự sinh trưởng, phát triển hay sự tàn lụi, hủy diệt.

Ngũ hành là gì?

Ngũ hành về mặt vật chất làm nền tảng cho thế giới với mỗi nguyên tố biểu hiện nhất định. Các nguyên tố này tương tác qua lại và có những tính chất riêng biệt:

  • Kim tượng trưng cho kim loại, có tính chất thu lại, cứng rắn.
  • Mộc tượng trưng cho cây cỏ, có tính động khởi đầu.
  • Thủy tượng trưng cho nước, có tính tàng chứa.
  • Hỏa tượng trưng cho lửa, có tính nhiệt, tràn đầy năng lượng.
  • Thổ tượng trưng cho đất đai, có tính sinh sản, nuôi dưỡng.

Theo triết học cổ Trung Hoa, ngũ hành không chỉ giải thích các hiện tượng vật lý mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. Từ chu kỳ vũ trụ đến sự tương tác giữa cơ quan nội tạng, cũng như tính chất của thuốc thảo dược. Đây là một hệ thống triết lý phức tạp, mô tả sự tương tác, cân bằng giữa các nguyên tố cơ bản để hiểu rõ về sự hình thành và biến đổi của thế giới.

=>> Tham khảo thêm bài viết: Mệnh là gì? Bảng tra cung mệnh theo tuổi chính xác nhất

Ngũ hành có đặc tính gì?

Ngũ hành là sự liên tục và không bao giờ mất đi. Nó tồn tại trong vạn vật, trong thời gian để duy trì sự cân bằng trong tự nhiên. Những đặc tính của ngũ hành là:

  • Lưu Hành: Cả 5 yếu tố (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) đều di chuyển trong không gian và thời gian theo một cách riêng. Ví dụ: Lửa (Hỏa) lưu hành sẽ đốt cháy mọi thứ nó đi qua.
  • Luân Chuyển: Ngũ hành luôn tương tác, chuyển động một cách tự nhiên. Ví dụ như: Hành Mộc có thể phát triển từ trạng thái nhỏ bé đến trạng thái lớn mạnh.
  • Biến Đổi: Ngũ hành có thể chuyển đổi từ trạng thái này sang một trạng thái khác. Như lửa đốt cháy Mộc thành than hoặc cây lớn trở thành nguồn vật liệu xây dựng. Đây là cơ sở cho sự đổi mới và thích ứng của tự nhiên theo thời gian.

Các quy luật trong ngũ hành

Ngũ hành tương sinh

Nguyên tắc ngũ hành tương sinh là 2 yếu tố cùng tồn tại, giúp đỡ lẫn nhau. Cụ thể:

  • Mộc sinh Hỏa: Cây cỏ sẽ giúp duy trì đám cháy.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa sẽ đốt cháy mọi thứ thành tro, giúp đất màu mỡ hơn.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại được hình thành trong lòng đất.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại bị nóng chảy thành chất lỏng ở nhiệt độ cao.
  • Thủy sinh Mộc: Nước giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Ngũ hành tương khắc

Ngũ hành tương khắc (ngược lại với tương sinh) thể hiện 2 yếu tố có quan hệ áp chế, cản trở sự sinh trưởng, phát triển. Cụ thể:

=>> Mời bạn tham khảo thêm: Ngũ hành tương vũ và tương thừa (Phản sinh và phản khắc).

Chi tiết về ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ cũng như các quy luật trong ngũ hành, mời bạn tham khảo trong các bài viết dưới đây:

1,291Thành viênThích
389Người theo dõiTheo dõi
510Người theo dõiTheo dõi

Bài viết hay